Nha đam và những điều cấm kị khi sử dụng

Mất:3 phút, 30 giây để đọc

Là “bạn thân” của phái nữ trong mọi công cuộc làm đẹp. Nha đam giúp ích rất nhiều trong công cuộc chăm sóc nhan sắc của phái nữ. Chúng có những công dụng tuyệt đẹp mà chỉ có phái nữ mới biết. Ngoài ra; bạn còn có thể tự tay trồng và chăm sóc nha đam ngay tại nhà; với việc chăm sóc không hề quá khó khăn; chị em phụ nữ đã có ngay cho mình một khu vườn làm đẹp. Tuy nhiên; cái gì cũng có mặt trái của nó; tác hại của nha đam không phải ai cũng biết. Một loại cây làm đẹp thần thánh; cũng sẽ có những mặt hại; nếu nàng không nắm giữ chắc chắn sẽ chịu thiệt.

Vì vậy hãy cùng tìm hiểu những điều đại kỵ khi sử dụng nha đam. Hãy chia sẻ cho bạn bè cũng như người thân; để biết rõ hơn về cách sử dụng; cũng như những điều không nên làm khi sử dụng chúng nhé!

Công dụng của nha đam

Với tính mát và vị đắng; nha đam thường được dùng trong quá trình điều trị các loại bệnh liên quan đến nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, nha đam còn được biết đến với 3 tác dụng sau đây:

  • Gây tê, kháng khuẩn, làm dịu vết thương.
  • Trị mụn nhọt, nấm da…
  • Chống oxi hóa, giải độc, hỗ trợ hệ miễn dịch…

nha đam thường được dùng trong quá trình điều trị các loại bệnh liên quan đến nhiệt trong cơ thể

Những đại kỵ khi sử dụng cây nha đam

Bên cạnh những công dụng thần thánh của loài cây này; bạn cũng nên cẩn thận trong việc sử dụng chúng. Nếu không có kiến thức và sử dụng chúng một cách hợp lí; bạn cũng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều.

bạn cũng nên cẩn thận trong việc sử dụng chúng

  • Anthraquinone có trong nha đam gây nhuận tràng. Nếu sử dụng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy; thậm chí còn khiến người dùng bị mất nước; đau quặn và có hiện tượng bị chuột rút.
  • Dùng nha đam theo chỉ định trong quá trình điều trị; phải thông qua các bác sĩ có chuyên môn. Vì nha đam có thể gây tác dụng phụ đối với loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Nếu sử dụng nha đam chung các loại thảo mộc như: rễ vỏ cây, thầu dầu… sẽ gây ra sự ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là lượng đường có trong máu.
  • Biểu hiện của dị ứng nha đam: đau ngực, ngứa, đau họng, khó thở…
  • Mủ của loại cây này còn khiến cho các căn bệnh về đường ruột; cũng như 1 số căn bệnh khác sẽ trở nên trầm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng nước ép nha đam cho người phụ nữ mang thai. Chúng thậm chí còn có thể làm cho tử cung co thắt dẫn đến xảy thai. Đồng thời cũng làm xuất hiện tiêu chảy thông qua đường sữa mẹ. Do đó phụ nữ đang cho con bú cũng không được khuyến khích sử dụng nha đam.

Những bị vấn đề về tiêu hóa hoặc bị hội chứng kích ruột không nên uống nước ép nha đam

cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn là người bị hạ đường huyết; hoặc đang mắc bệnh tiểu đường

  • Chưa qua chế biến: làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Làm đổi màu nước tiểu.
  • Khuyến cáo người bị bệnh tim: nước ép nha đam có thể gây nhiều bất lợi cho tình trạng bệnh lý.
  • Trẻ em và người cao tuổi: nha đam làm giảm nồng độ kali khiến cho nhịp tim bị rối loạn; cơ bắp bị suy nhược.
  • Lạm dụng nước ép có chứa thực vật trên: tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng do pseudomelanosis coli. Thận bị tổn thương do lượng máu bị tích tụ trong xương chậu. Hiện tượng táo bón xảy ra.
  • Giảm đường trong máu: cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn là người bị hạ đường huyết; hoặc đang mắc bệnh tiểu đường.

Cần phải sử dụng nha đam 1 cách vừa đủ và hợp lí để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời bảo vệ hỗ trợ sự tuần hoàn của cơ thể, giảm thiểu tác hại nha đam nhé! Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Nguồn: Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *